Kiến Thức

Mô hình B2B là gì? Khái niệm, lợi ích và chiến lược tiếp thị thành công

Khái niệm B2B đã không còn quá xa lạ trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên, liệu khách hàng hay thậm chí là doanh nghiệp đã thực sự hiểu hết về mô hình này?  Cùng chúng mình khám phá bài viết dưới đây để có cái nhìn chính xác và chi tiết về mô hình B2B là gì nhé.

Tìm hiểu chung về B2B là gì?

B2B là gì?

mô hình b2b là gì? khái niệm, lợi ích và chiến lược tiếp thị thành công

B2B là gì? (Nguồn: Internet)

B2B là viết tắt của cụm từ “Business to Business”, nghĩa là “Doanh nghiệp với Doanh nghiệp”. Đây là một hình thức giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau, chẳng hạn như giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn, giữ nhà bán sỉ và bán lẻ.

Hình thức B2B thường diễn ra trong một chuỗi cung ứng điển hình. Tại đó, các doanh nghiệp mua hàng hóa (ví dụ như nguyên liệu thô) từ bên bán để phục vụ cho quá trình sản xuất. Thành phẩm cuối cùng có thể được bán cho người tiêu dùng thông qua giao dịch B2C. 

Ví dụ về doanh nghiệp B2B

Một trong mô hình B2B vô cùng phổ biến hiện nay tại thị trường Việt Nam chính là các sàn giao dịch thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada… Các doanh nghiệp, tổ chức muốn buôn bán sản phẩm sẽ cần đăng ký thông tin và sau đó mới có thể đăng tải thông tin về sản phẩm lên sàn. Ngược lại, doanh nghiệp nào có nhu cầu mua sản phẩm cũng thông qua sàn để thực hiện giao dịch.

Bên cạnh đó, một số ví dụ điển hình khác về doanh nghiệp B2B có thể kể đến như:

  • chúng mình cung cấp giải pháp tìm kiếm và tuyển dụng ứng viên cho các công ty săn đầu người.
  • Tập đoàn CBRE cung cấp dịch vụ bất động sản thương mại cho các doanh nghiệp đầu tư, sở hữu bất động sản.
  • Công ty Xerox cung cấp giải pháp in ấn, giấy, tài liệu cho các doanh nghiệp trên toàn cầu.

Khách hàng của những doanh nghiệp B2B là ai?

Doanh nghiệp B2B hướng đến nhóm khách hàng chính là các doanh nghiệp sản xuất, đơn vị bán lẻ và tổ chức Chính phủ.

  • Doanh nghiệp sản xuất: Để tạo ra sản phẩm thành phẩm trước khi đưa ra ngoài thị trường, doanh nghiệp sẽ mua nguyên liệu để sản xuất ra hàng hóa đó. Ví dụ như công ty may mặc cần mua số lượng lớn vải, kim chỉ để sản xuất ra quần áo bán cho người tiêu dùng.
  • Đơn vị bán lẻ: Có thể kể đến các đơn vị bán lẻ tiêu biểu như siêu thị, cửa hàng tạp hóa. Các đơn vị này cần nhập hàng hóa từ bên bán khác trước khi bán sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
  • Tổ chức Chính phủ: Trên thực tế, các cơ quan, tổ chức Chính phủ cũng chính là khách hàng trong mô hình B2B. Chẳng hạn như chính quyền địa phương ký hợp đồng giao dịch với các đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ cho nhu cầu của người dân như thu gom rác thải, vệ sinh môi trường… Mô hình này còn có tên gọi khác là B2G (Business to Government).

Lợi ích trong kinh doanh của mô hình B2B

Tiềm năng mở rộng thị trường

Với thị trường rộng lớn hiện nay, doanh nghiệp có thể nhắm đến cung cấp đa dạng dịch vụ, sản phẩm khác nhau từ vật liệu, máy móc chuyên dụng đến dịch vụ tư vấn. Như vậy, doanh nghiệp có thể bán hàng cho nhiều công ty khác nhau để mở rộng thị trường.

Ngoài ra, doanh nghiệp B2B cũng có thể tập trung cung cấp một lĩnh vực chuyên sâu để từ đó dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực đó, thu hút nhóm khách hàng doanh nghiệp khác sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Giúp gia tăng tỷ suất lợi nhuận

Các doanh nghiệp B2B thường bán ra các mặt hàng với số lượng lớn giúp người mua có thể tối ưu chi phí một cách tốt nhất. Số lượng đơn hàng càng lớn mang về doanh thu cho doanh nghiệp càng cao. 

Ngoài ra, mô hình này hoạt động thông qua mạng lưới giữa hai doanh nghiệp, không qua một kênh trung gian nào khác nên chi phí giao dịch sẽ được giảm thiểu đáng kể. Đồng thời, doanh nghiệp không cần tốn nhiều chi phí tiếp thị và phân phối nên càng tiết kiệm được những chi phí không cần thiết.

mô hình b2b là gì? khái niệm, lợi ích và chiến lược tiếp thị thành công

Gia tăng tỷ suất lợi nhuận (Nguồn: Internet)

Gia tăng tính bảo mật

Do việc mua bán, trao đổi được thực hiện giữa các doanh nghiệp với nhau nên một giao dịch B2B thường có hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi giữa các bên. Việc ký kết hợp đồng giúp bảo mật thông tin theo các điều khoản được đặt ra, từ đó nâng cao tính an toàn và bảo mật cho các người bán và người mua.

Một số mô hình B2B phổ biến hiện nay

Mô hình B2B bên mua

Mô hình này còn khá mới mẻ tại Việt Nam do đa số công ty trong nước hiện nay có nhu cầu bán sản phẩm, dịch vụ nhiều hơn. Còn các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình này sẽ giữ vai trò là bên nhập hàng từ nhà sản xuất, khi đó nhà sản xuất sẽ vào website của các doanh nghiệp này để phân phối và báo giá sản phẩm.

Mô hình B2B bên bán

Đây là mô hình phổ biến tại thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ chủ động tạo website thương mại điện tử của mình để cung cấp sản phẩm, dịch vụ các nhà bán lẻ, đơn vị sản xuất.

Mô hình B2B trung gian

Các sàn giao dịch thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo… là ví dụ điển hình của mô hình này. Theo đó, người bán sẽ đăng tải thông tin về sản phẩm, phân phối lên sàn giao dịch, người mua sẽ vào xem và đặt hàng. Toàn bộ quy trình sẽ được thực hiện theo quy tắc của sàn giao dịch đặt ra.

Mô hình B2B thương mại hợp tác

Mô hình này tương tự như mô hình B2B trung gian tuy nhiên có tính tập trung và thuộc sở hữu của nhiều đơn vị khác nhau. Cụ thể, mô hình thường được thể hiện dưới dạng các sàn giao dịch điện tử như: chợ điện tử, chợ trên mạng, trung tâm trao đổi, cộng đồng thương mại, sàn giao dịch thương mại, sàn giao dịch Internet,…

Sự khác nhau giữa mô hình B2B và B2C là gì?

Đối tượng hướng đến

Ngay từ tên gọi của hai loại mô hình này có thể hình dung đến hai nhóm khách hàng khác nhau:

  • B2B – Business to Business: giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Khách hàng chính là các công ty, tổ chức mua sản phẩm, dịch vụ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ khác hoặc để bán lại.
  • B2C – Business to Customer; giữa doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Khách hàng B2C là người tiêu dùng cá nhân, họ mua sản phẩm, dịch vụ để sử dụng.

Sự khác biệt về đối tượng khách hàng khiến doanh nghiệp cần xây dựng cách tiếp cận phù hợp với từng mô hình. Xét về tổng thể, mô hình B2B phức tạp hơn do đòi hỏi tính an toàn cao hơn.

mô hình b2b là gì? khái niệm, lợi ích và chiến lược tiếp thị thành công

Sự khác biệt giữa B2B và B2C (Nguồn: Internet)

Vấn đề giao dịch và đàm phán giữa hai bên

Để bán được hàng trong mô hình B2B, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều thủ tục phức tạp khác nhau như đàm phán, hợp đồng, cách thức giao nhận hàng… Trong khi đó, mô hình B2C không yêu cầu những yếu tố trên nên quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng hơn. Chính vì vậy, các nhà bán lẻ dễ dàng đưa sản phẩm, dịch vụ của mình lên Internet để bán còn các doanh nghiệp B2B cần thực hiện từng khâu như mô tả sản phẩm, định giá… trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Vấn đề tích hợp

Doanh nghiệp B2B cần tích hợp hệ thống của mình với bên mua để đảm bảo hệ thống giao dịch diễn ra trơn tru mà không cần sự can thiệp của con người. Trái lại, các doanh nghiệp B2C không cần thực hiện việc tích hợp này.

Chiến lược tiếp thị thành công của doanh nghiệp B2B là gì?

Việc phát triển theo mô hình B2B giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận nhưng hoàn toàn không dễ dàng. Dưới đây là một số chiến lược phổ biến giúp doanh nghiệp tiếp thị thành công, nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Chiến lược tiếp thị qua email

Điều đầu tiên khi tiếp thị qua email là viết một tiêu đề hấp dẫn, thu hút người đọc nhấn vào xem. Tiếp đến, nội dung email không thể thiếu lời kêu gọi hành động (CTA) để kích thích khách hàng mua hàng hoặc phản hồi ngay lập tức. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thiết kế bố cục email chuyên nghiệp, đẹp mắt để giữ chân khách hàng đọc từng phần thông tin. 

Chiến lược tiếp thị qua website

Doanh nghiệp thực hiện chiến dịch PPC để triển khai tiếp thị qua website. Trong đó, doanh nghiệp cần xây dựng một website đẹp mắt, chuyên nghiệp, cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ để khách hàng dễ dàng tiếp cận và ra quyết định mua.

Chiến lược tiếp thị nội dung

Khi tiếp thị nội dung, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là một vấn đề cần được chú trọng đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu và dự đoán khách hàng sẽ tìm kiếm gì trên các công cụ tìm kiếm thông tin hiện nay. Từ đó, tối ưu hóa nội dung với các từ khóa phù hợp để tăng khả năng hiển thị của website, tăng thứ hạng bài viết trên các trang tìm kiếm như Google, Bing… Nội dung chất lượng với thứ hạng tìm kiếm cao sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp cao hơn.

Chiến lược tiếp thị truyền thông mạng xã hội

Mạng xã hội: Facebook, Instagram, Twitter, TikTok… ngày càng phổ biến với lượng người dùng khổng lồ. Do đó, biết tận dụng và tiếp thị qua mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được lượng lớn khách hàng giúp tăng độ nhận diện và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu thêm về mô hình B2B là gì và các chiến lược tiếp thị thành công. Với mỗi một chiến lược, hãy đặt khách hàng mục tiêu làm trung tâm để xây dựng cách tiếp cận phù hợp và đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Nếu có bất kỳ thông tin nào cần tư vấn, đừng quên liên hệ chúng mình để được giải đáp một cách nhanh nhất nhé!

Đăng bởi: Như Quỳnh Nguyễn Thị